Kết cấu và nguyên lý làm việc bầu trợ lực chân không

Bầu trợ lực phanh của xe ô tô có hai loại là bầu trợ lực chân không và bầu trợ lực thủy lực. Hiện nay, hầu hết các xe ô tô đều dùng bầu trợ lực chân không. Vậy bầu trợ lực trên ô tô là gì? Kết cấu như thế nào? Phụ tùng Minh Quang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Cấu tạo bầu trợ lực chân không

Bầu trợ lực chân không còn được gọi là bầu trợ lực phanh (bầu phanh). Là một bộ phận thuộc hệ thống phanh trên ô tô. Tận dụng độ chênh lệch giữa chân không trong động cơ và áp suất khí quyển, để khuếch đại lực ấn của chân phanh.

Kết cấu bầu trợ lực chân không

Cấu tạo bao gồm: cần điều khiển van, van điều khiển, buồng áp suất không đổi, buồng áp suất biến đổi, lò xo màng, piston bộ trợ lực, bộ lọc khí, xilanh của phanh, đĩa phản lực, màng ngăn…

  • Được cấu tạo dựa trên việc nối bơm không thông qua van một chiều
  • Trên tay đẩy có lắp van một chiều. Với tác dụng đóng mở rãnh không khí
  • Van một chiều được kết nối cùng đầu ống chân không. Luôn đóng kín khi không sử dụng phanh
  • Màng tác động được gắn với bộ phận đế của cần đẩy piston. Thông với phần có buồng A, B

Vị trí bầu trợ lực

Bầu trợ lực được đặt giữa xylanh tổng phanh và bàn đạp phanh. Tác dụng làm giảm đi phản lực của bàn đạp phanh khi sử dụng. Người điều khiển xe có thể sử dụng phanh một cách nhẹ nhàng.

Bầu trợ lực chân không
Bầu trợ lực chân không

Nguyên lý làm việc bầu trợ lực chân không

Bộ phận này hoạt động bằng cách sử dụng sự chênh lệch giữa áp suất và chân không động cơ. Nguyên lý hoạt động bầu trợ lực chân không, được thể hiện qua từng trạng thái như sau:

Trường hợp phanh không hoạt động

Khi phanh không hoạt động, van không khí kết nối cùng cần điều khiển van. Đồng thời van không khí bị lò xo hồi vị kéo sang bên phải. Còn van điều chỉnh bị lò xo kéo về bên trái. Nhờ đó, lượng không khí bên ngoài không thể đi vào buồng biến đổi áp suất được. Thế nên, lò xo của màng ngăn lúc này có tác động lên piston, đẩy nó sang phải.

Khi đạp phanh

Trong trường hợp này, cần điều khiển van đẩy không khí chuyển sang trái. Đồng thời, lò xo van điều chỉnh cũng đẩy van không khí chuyển sang trái, đến khi tiếp xúc với van chân không. Các chuyển động này sẽ bịt kín lối thông giữa lỗ A và B

Van không khí tiếp tục chuyển sang trái, làm cho không khí bên ngoài lọt vào buồng áp suất biến đổi sau khi đi qua lưới lọc. Chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất biến đổi và buồng áp suất không đổi. Tạo nên khuếch đại lực nén lò xo và tăng áp lực piston, giúp thực hiện quá trình phanh dễ dàng.

Khi giữ phanh

Khi bạn đạp phanh nhẹ hoặc rà phanh thì cần điều khiển van và van không khí sẽ không dịch chuyển. Nhưng pít tông vẫn dịch chuyển về bên trái vì sự chênh lệch áp suất. Lúc này, van điều khiển sẽ di chuyển theo pít tông và tiếp xúc với van chân không. Tại thời điểm này, không khí từ ngoài sẽ không thể vào buồng áp suất biến đổi. Do đó, áp suất bên trong buồng vẫn ở trong trạng thái ổn định.

Khi dùng tối đa lực để đạp phanh

Trường hợp bàn đạp phanh ở mức tối đa, van không khí sẽ di chuyển ra khỏi van điều khiển. Lúc này, buồng áp suất biến đổi sẽ được nạp đầy không khí từ bên ngoài đi vào. Từ đó, tạo nên độ chênh lệch áp suất lớn giữa hai buồng áp suất biến đổi và không đổi. Giúp tạo ra tác dụng cường hóa lực đại lên pít tông.

Khi tạo ra tác dụng cường hóa lên pít tông, thì bạn có tạo thêm bao nhiêu lực tác động lên bàn đạp. Thì tác dụng cường hóa này sẽ không thay đổi, lực bổ sung này chỉ ảnh hưởng đến bổ trợ lực, được truyền đến xi lanh chính

Nguyên lý hoạt động của bầu phanh
Nguyên lý hoạt động của bầu phanh

Kiểm tra bầu trợ lực chân không khi nào?

Để xe có thể di chuyển ổn định trong mỗi chuyến đi, bạn nên kiểm tra bầu lực chân không định kỳ. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần sửa bầu trợ lực chân không

Phanh nặng hơn so với lúc trước

Khi đạp phanh mà cảm thấy nặng hơn trước, phải dùng lực mạnh mới đạp phanh được. Điều này cho thấy bầu trợ lực gặp vấn đề

Phanh không ăn như bình thường

Bạn phải đạp phanh nhiều lần, đạp phanh mạnh chạm gần tới sàn thì xe mới dừng được. Phanh của bạn đang gặp vấn đề, cần kiểm tra ngay.

Có tiếng kêu khi đạp phanh

Thông thường, khi đạp phanh mà bạn nghe thấy những tiếng kin kít. Điều này báo hiệu hệ thống phanh của bạn đang gặp trục trặc.

Bạn có thể tự sửa bầu trợ lực tại nhà. Nếu cảm thấy không an tâm, có thể đến các cửa tiệm để kiểm tra, thay thế. Bộ phận bầu trợ lực này đã có phụ tùng Hino, hãng phụ tùng ô tô nổi tiếng, bạn có thể mua về để thay thế. 

Bản vẽ bầu trợ lực chân không
Bản vẽ bầu trợ lực chân không

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn về nguyên lý hoạt động bầu trợ lực chân không. Còn nhiều thông tin bổ ích khác liên quan đến bộ phận xe ô tô, bạn có thể tham khảo tại phụ tùng Minh Quang.


Tin mới nhất