Tìm hiểu hệ thống phanh xe ô tô và chia sẻ cách sử dụng phanh tay ô tô

Hệ thống phanh là bộ phận không thể thiếu cho bất kỳ phương tiện giao thông nào. Đối với xe ô tô, hệ thống phanh được cấu tạo khá đặc biệt. Cách kéo phanh tay ô tô như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây

Các hệ thống phanh trên xe ô tô

Để giúp xe ô tô có thể dừng lại theo sự điều khiển của người lái, phải nhờ đến hệ thống phanh. Hệ thống phanh tạo ra lực, làm cho bánh xe bị cản trở và không thể tiếp tục di chuyển. Có hai loại hệ thống phanh trên xe ô tô đó là: phanh chân và phanh tay ô tô.

Đối với phanh chân sẽ được chia thành 2 loại:

  • Phanh tang trống
  • Phanh đĩa 

Đối với phanh tay xe ô tô được chia thành 2 loại:

  • Phanh tay cơ khí
  • Phanh tay điện tử

Phụ tùng Hino là thương hiệu nổi tiếng, đa dạng các mặt hàng, bao gồm cả những bộ phận phanh xe ô tô. Khi gặp trục trặc bạn có thể thay thế. Hệ thống phanh rất quan trọng, cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn.

Các hệ thống phanh trên xe ô tô
Các hệ thống phanh trên xe ô tô

Tìm hiểu về phanh chân trên xe ô tô

Được chia thành 2 loại là phanh tang trống và phanh đĩa. Nguyên lý hoạt động của từng loại như sau:

Phanh tang trống

Cấu tạo bao gồm các bộ phận: guốc phanh, má phanh, mâm phanh, lò xo, bộ điều chỉnh, trống phanh

Sử dụng má phanh để áp vào mặt guốc phanh. Khi có sự tác động lực làm ép má phanh vào mặt trống phanh (trống phanh được cấu tạo liên kết trực tiếp với bánh xe). Độ cong của vành guốc phải phù hợp với mặt trong của trống phanh, bề mặt vành guốc được gắn với má phanh.

Phanh đĩa

Phanh đĩa được dùng chủ yếu trên xe du lịch cỡ nhỏ, chia thành hai loại là: đĩa quay, vỏ quay.

Các hệ thống phanh trên xe ô tô sử dụng cả phanh đĩa gồm đĩa thắng làm bằng thép, tạo ma sát với bố thắng, cố định trục của bánh xe. Đệm thắng có lưng đỡ là tấm kim loại phẳng, gắn cố định với cụm thắng. Bố thắng được gắn với lưng bằng cách tán, dán hoặc đúc. Bộ phận báo hiệu có ba loại:

  • Báo hiệu bằng tiếng động
  • Báo hiệu bằng cảm giác
  • Báo hiệu bằng điện tử
Phanh chân trên xe ô tô
Phanh chân trên xe ô tô

Phanh tay ô tô dùng để làm gì?

Phanh tay ô tô giúp cho xe ô tô đứng yên đi đỗ, nhất là ở đoạn đường dốc, giữ cho xe không bị lăn về sau. Nếu tài xế sử dụng không đúng cách, sẽ khiến cho bộ phận bên trong xe bị hỏng. 

Ở những xe ô tô hộp số tự động, để cần số ở vị trí P, một chốt hãm sẽ được cài vào hộp số để khóa bánh răng lại. Nhiều tài xế vẫn đỗ xe trên đường nghiêng, chỉ bằng chế độ P mà không kéo phanh tay. Việc này khiến cho toàn bộ trọng lượng xe đè lên chốt hãm ở hộp số. Nguy cơ làm hỏng hộp sơ nếu xe chịu một lực tác động mạnh. 

Cách kéo phanh tay ô tô cần phải thực hiện nhiều lần để thành thạo. Phanh tay xe ô tô còn đóng vai trò bảo vệ hộp số. Trước kia, phanh tay ô tô được sử dụng như một hệ thống phanh khẩn cấp. Trong trường hợp hệ thống phanh chính (phanh chân) gặp vấn đề. 

Nhưng ngày nay, phanh khẩn cấp không còn an toàn khi dừng xe trong trạng thái xe đang di chuyển tốc độ cao. Phanh tay được nối với bộ phanh sau, không gây ra lực phanh gấp như trước. Được sử dụng thường xuyên, an toàn khi dùng.

Tác dụng của phanh tay trên xe ô tô
Tác dụng của phanh tay trên xe ô tô

Kinh nghiệm sử dụng phanh tay ô tô

Có nhiều lỗi liên quan đến cách sử dụng phanh tay ô tô. Khi tài xế lái xe quên hạ, hoặc chưa hạ hết phanh tay, lúc này má phanh và guốc phanh vẫn áp sát vào đĩa phanh. Ma sát lớn giữa má phanh và tang trống sẽ sinh nhiệt lớn, khi chạy dễ làm má phanh bị cháy. Trong quá trình sử dụng phanh tay, cần lưu ý những điều sau:

Không hạ phanh tay khi xe chưa dừng hẳn

Phanh tay có tác dụng giữ ô tô đứng yên khi xe dừng hẳn. Trường hợp tài xế chưa dừng hẳn, sơ suất kéo phanh tay sẽ khiến cho xe bị chao đảo hoặc trượt bánh.

Phanh tay còn được gọi là phanh khẩn cấp. Khi xe bị mất phanh chính, tài xế có thể sử dụng phanh tay để dừng xe. Tuy nhiên, chỉ an toàn khi xe đang di chuyển ở tốc độ thấp.

Chú ý kéo phanh tay khi đỗ xe

Nhiều lúc tài xế không chú ý, chỉ chuyển cần số về P. Tuy nhiên, khi xe đang ở vị trí có độ dốc, tải trọng nặng, nếu có sự tác động lực từ sau thì sẽ dễ bị trôi lùi về phía sau dốc. Vì vậy, tài xế nên tập thói quen kéo phanh tay khi đỗ xe.

Cách kéo phanh tay ô tô đúng cách

Các bước để kéo phanh tay đúng cách là: đạp phanh chân - về N - kéo phanh tay về P - tắt máy. Đầy đủ trình tự này, giúp xe bạn chắc chắn không bị chồm lên, khi bạn lỡ nhấc phanh chân, mà vẫn ở số D.

Kinh nghiệm sử dụng phanh tay ô tô
Kinh nghiệm sử dụng phanh tay ô tô

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn kinh nghiệm sử dụng phanh tay ô tô an toàn. Giới thiệu về các hệ thống phanh trên xe ô tô. Mong rằng qua bài chia sẻ, những bạn mới bắt đầu học lái xe ô tô có thể nắm rõ hơn về vấn đề này.


Tin mới nhất